Tin tức
Cách lắp, cách thay bóng đèn tròn ốp trần nổi 2024
1. 5 dấu hiệu cần thay ngay đèn LED ốp trần
Ánh sáng của đèn không ổn định mà bị lập lòe, nhấp nháy liên tục, bóng đèn tóe lửa như sắp nổ. Lúc này hãy kịp thời tháo đèn cũ và thay đèn mới để bảo vệ thị giác cho người nhìn, đồng thời phòng tránh các nguy cơ cháy nổ, chập điện.
Đèn bị ngấm nước nhưng chỉ số bảo vệ thấp, không có khả năng chống nước có thể gây chập cháy linh kiện bên trong.
Bóng đèn ốp trần sáng mờ: Nguyên nhân này là do sau một khoảng thời gian dài sử dụng, các mắt LED sẽ già đi hiệu năng phát sáng không còn được như mới.
Bóng đèn ốp trần nổi nhấp nháy: Nguyên nhân thường do các mối hàn mạch bên trong đèn hoặc cục nguồn bị bong, bóng đèn bị ẩm hoặc nước lọt vào.
Bóng đèn ốp trần không sáng: Nguyên nhân này là do hiện tượng cháy chập, khiến cho các linh kiện bên trong bóng đèn bị hỏng.
2. Dụng cụ để tháo lắp đèn ốp trần nổi
Để tháo và lắp đèn ốp trần trần thạch cao hay trần bê tông, các bạn cần chuẩn bị dụng cụ sau:
Kìm điện.
Dây điện nguồn.
Tua vít.
Bút thử điện.
Domino nối dây điện.
Găng tay cách điện.
Ống luồn dây điện pvc (hoặc ống ruột gà).
Thước dây.
Thang chữ A.
Vít tự khoan (lắp đèn cho trần thạch cao).
Vít nở phi 6 và khoan bê tông mũi 6 (lắp đèn cho trần bê tông).
3. Cách thay bóng đèn tròn ốp trần nổi
3.1 Cách thay bóng đèn tròn ốp trần nổi thường
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Ngắt nguồn điện tại aptomat, cầu dao.
Để đảm bảo nguồn điện đã ngắt hoàn toàn, hãy chạm đầu bút thử điện vào jack cắm điện,
Nếu đèn trên bút thử điện không sáng thì chứng tỏ không có dòng điện chạy qua và đã an toàn.
Bước 2: Tháo đèn
Bắc thang chữ A để dễ dàng với tay lên đèn
Dùng tua vít tháo phần ốc vít cố định đèn cũ với thanh đỡ.
Tháo giắc cắm kết nối đèn với bộ nguồn (LED Driver).
Tháo bộ nguồn ra khỏi đầu nối dây điện chờ âm trần.
Bước 3: Nối bộ nguồn của đèn LED mới với nguồn điện
Dùng kìm để bóc phần vỏ dây điện trên bộ nguồn để lộ ra một đoạn lõi. Chỉ bóc 1 đoạn dây điện vừa phải để đấu nối với dây điện chờ, tránh để thừa quá nhiều lõi sẽ dễ gây chập, cháy nổ.
Tiến hành đấu nối dây của bộ nguồn vào nguồn điện chờ đặt đèn. Đảm bảo bộ nguồn được đấu nối chắc chắn với dây điện chờ, không làm qua loa, lỏng lẻo dễ khiến dây bị đứt làm đèn không thể hoạt động.
Quấn băng keo cách điện cho bộ nguồn.
Quấn băng keo vào bộ nguồn với độ dày vừa phải, không quấn quá mỏng dễ gây chập cháy.
Nếu đèn chỉ bị hỏng bộ nguồn, bạn có thể mua một riêng bộ nguồn tương tự để thay thế và không cần phải thay thân đèn, cách thay nguồn cũng tương tự các bước trên.
Bước 4: Cố định đèn trên thanh đỡ
Trước khi lắp đèn lên, cần kiểm tra thanh đỡ đã được gắn chắc chắn vào trần hay chưa.
Nếu đèn mới không cùng kích thước với đèn cũ, bắt buộc phải tháo cả thanh đỡ cũ ra và lắp thanh đỡ mới.
Trước khi lắp thanh đỡ mới, hãy cẩn thận lấy dấu dấu và khoan lỗ trên trần nhà, sau đó bắt vít ở hai đầu giá để cố định chúng vào bề mặt trần.
Cắm giắc cắm đèn của đèn vào bộ nguồn.
Đặt bộ nguồn vào bên trong bộ đèn.
Cố định đèn vào thanh đỡ bằng ốc vít thật chắc chắn.
Bước 5: Kiểm tra hoạt động của đèn
Bật lại aptomat.
Bật công tắc và kiểm tra độ sáng của đèn.
3.2 Cách thay đèn LED ốp trần truyền thống
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Ngắt nguồn điện tại aptomat, cầu dao.
Sử dụng bút thử điện để kiểm tra xung quanh đèn còn dòng điện không.
Bước 2: Tháo đèn cũ
Xoay nhẹ mặt nhựa của đèn và tháo bộ phận này ra khỏi đế.
Dùng tua vít mở ốc vít cố định đèn với trần nhà.
Tháo bộ nguồn LED Driver ra khỏi dây điện chờ.
Dỡ phần đế đèn còn lại ra khỏi trần nhà.
Bước 3: Đấu nối đèn với nguồn điện
Dùng kìm bóc phần vỏ dây điện của bộ nguồn đèn LED để lộ ra một đoạn lõi.
Đấu nối dây điện chờ trên trần với phần lõi dây điện đã bóc tách.
Quấn băng keo cách điện cho bộ nguồn.
Cắm giắc cắm đèn vào giắc cắm của bộ nguồn.
Bật aptomat và công tắc đèn để kiểm tra xem đèn đã sáng chưa.
Lưu ý:
Mối đấu nối dây điện phải chắc chắn, nếu còn thừa lõi điện thì phải cắt bỏ.
Nếu băng keo cách điện quấn quanh bộ nguồn LED quá mỏng, quá sơ sài thì sẽ gây chập cháy.
Bước 4: Cố định đèn
Dùng tua vít để bắt ốc vít và cố định đế đèn LED vào trần nhà.
Xoay mặt đèn theo chiều kim đồng hồ để vặn chặt mặt vào phần đế.
Kiểm tra độ sáng của đèn một lần nữa để chắc chắn đèn hoạt động ổn định.
Lưu ý:
Trong quá trình lắp mặt nhựa vào đế, bạn chỉ cần dùng lực xoay vừa đủ và xoay khoảng 2-3cm, cho đến khi cảm thấy đèn đã được lắp đặt chắc chắn.
Tuyệt đối không vặn đèn quá mạnh bởi động tác này có thể làm vỡ mặt đèn.
Nếu đèn LED mới có kích thước không giống đèn cũ, lúc này bạn phải lấy dấu và khoan các lỗ bắt vít trên trần nhà.
Sau đó mới cố định đế đèn lên bề mặt đã được khoan.
4. Lưu ý an toàn khi thay đèn LED ốp trần
Khi thay thế hoặc sửa đèn LED ốp trần, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:
Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện bằng cách ngắt toàn bộ nguồn điện trước khi thay đèn.
Nếu như bạn chưa đủ kiến thức về điện, hãy tìm đến những chuyên gia, thợ lắp đặt… để đảm bảo an toàn.
Chuẩn bị đủ các dụng cụ để việc thay đèn được tiến hành một cách nhanh chóng.
Khi thay đèn cần xác định đúng vị trí, số lượng đèn, công suất… để đảm bảo yêu cầu về chiếu sáng.
Ngắt điện ngay khi thấy đèn hoạt động không ổn định và liên hệ với đơn vị phụ trách để xử lý.
5. Cách lắp đèn ốp trần nổi mới
Cách lắp đèn LED ốp trần nổi sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như bạn thực hiện và tuân thủ 4 bước dưới đây.
3.1 Dụng cụ cần chuẩn bị khi lắp đặt đèn ốp trần
Đèn LED ốp trần (thường thì bạn mua đèn ốp trần sẽ có luôn cả bộ nguồn, thanh thép cố định và ốc vít)
Băng dính điện
Tua vít
Khoan
3.2 Cách lắp đặt đèn LED ốp trần nổi
Bước 1: Đấu nối nguồn đèn LED ốp trần với nguồn điện
Ở bước này bạn cần đọc kỹ thông số kỹ thuật ghi trên đèn xem đèn sử dụng điện áp nào trong chiếu sáng, nếu điện áp nhỏ hơn 220V bạn cần lắp đặt qua trung gian là 1 bộ đổi nguồn nữa. Tuy nhiên phần lớn đèn ốp trần trên thị trường đều sử dụng điện áp 220V nên ở bài viết này chúng tôi cũng đề cập đến cách lắp đặt loại đèn sử dụng hiệu điện thế 220V.
Bạn có thể đấu nối dây trực tiếp với nhau sau đó dùng băng dính điện cố định lại để đảm bảo an toàn khi sử dụng, hoặc bạn có thể dùng các đầu nối để nối sẽ chắc chắn và đảm bảo hơn rất nhiều.
Bước 2: Lắp cố định thanh thép với trần nhà
Dùng khoan bê tông khoan lỗ để bắt vít cố định thanh thép.
Số lỗ bắt vít sẽ tùy theo cấu tạo của thanh thép. Nếu thanh thép có 2 lỗ bạn nên khoan 2 lỗ. Tuy nhiên, thông thường chỉ cần lỗ bắt vít ngay giữa thanh thép để cố định, do trọng lượng của đèn khá nhẹ.
Bước 3: Lắp đèn với bộ nguồn
Nối đầu còn lại của bộ nguồn với đèn LED ốp trần. Tương tự bạn có thể dùng các rắc nối hoặc đấu nối thông thường và cố định bằng băng dính điện.
Bước 4: Đặt bộ nguồn vào bên trong bộ đèn và dùng ốc vít cố định đèn với thanh thép
Thân đèn LED ốp trần được thiết kế rỗng ở phía trong nên bạn có thể đặt được nguồn và dây dẫn phía trong đèn rất thẩm mỹ. Đây chính là điểm cộng của đèn LED ốp trần so với đèn LED âm trần. Mặc dù lắp nổi nhưng không bị hở nguồn hay dây dẫn, trong khi đèn LED âm trần lắp chìm sẽ rất khó tháo lắp.
3.3 Một vài lưu ý khi lắp đặt đèn ốp trần
Ngắt cầu dao trong quá trình lắp đặt
Đánh dấu sẵn các vị trí dự định lắp đèn
Không lắp đèn ở vị trí dễ cháy nổ (ở những vị trí này nên lắp đặt đèn LED chống cháy nổ chuyên dụng)
Thường xuyên vệ sinh đèn để đảm bảo ánh sáng của đèn.
6. Sự khác nhau giữa cách lắp đèn LED ốp trần và âm trần
Thực tế đã chứng minh đã có không ít khách hàng nhầm giữa đèn ốp trần với đèn LED âm trần thạch cao. Đây là hai dòng sản phẩm chiếu sáng khác hoàn toàn nhau. Chúng có cấu tạo riêng biệt. Chính vì thế mà cách lắp đặt đèn LED âm trần thạch cao và cách lắp đèn LED ốp trần nổi cũng sẽ khác nhau.
Sự khác nhau đầu tiên trong lắp đặt đèn LED ốp trần nổi và âm trần đó là: Đèn LED âm trần được thiết kế gắn chìm vào bề mặt trần. Còn đèn LED ốp trần nổi được gắn nổi lên bề mặt trần.
Lắp đặt đèn LED âm trần cần phải khoét lỗ trần còn đèn LED ốp trần thì không.
Việc lắp đặt đèn LED âm trần đòi hỏi sự tỉ mỉ, yêu cầu cao hơn đèn LED ốp trần nổi. Điều đó thể hiện ở khâu khoét lỗ đèn trên mặt trần thạch cao. Chúng ta cần xác định lỗ khoét hợp lý để lắp đặt vừa đèn LED âm trần. Không được quá rộng cũng không được quá hẹp so với đèn LED âm trần.
7. Các loại đèn ốp trần hiện nay
Với mỗi loại đèn ốp trần khác nhau sẽ có cách lắp đặt khác nhau. Vì vậy, nhận biết đèn LED ốp trần của bạn thuộc loại nào sẽ giúp bạn tìm được cách lắp đặt đèn phù hợp nhất.
7.1 Về kiểu dáng
Đèn LED ốp trần vuông
Đèn LED ốp trần vuông khác với đèn LED ốp trần tròn nhiều nhất chính là về thiết kế hình dáng. Đèn LED ốp trần vuông có thiết kế dạng hình vuông.
Cũng giống như đèn LED ốp trần tròn, LED ốp trần vuông sử dụng chip LED SMD. Đèn đạt tuổi thọ 65.000 giờ chiếu sáng. Hiệu suất phát quang lên đến 130 lm/w. Giúp cho người sử dụng tiết kiệm được tối đa chi phí tiền điện.
Một vài công suất đèn LED ốp trần vuông khách hàng có thể tham khảo đó là 18w, 24w…
Đèn LED ốp trần vuông thường được yêu thích sử dụng để chiếu sáng và trang trí cho các không gian phòng họp, khách sạn, hội nghị, phòng ăn…
Đèn LED ốp trần tròn
Đúng như tên gọi đèn LED ốp trần tròn có thiết kế dạng hình tròn.
Chất liệu chính cấu tạo nên đèn LED ốp trần đó là hợp kim nhôm. Ngoài ra thì bề mặt đèn sử dụng tấm fin mờ. Bên ngoài được phun sơn tĩnh điện. Những tiêu chí trên đã đáp ứng được 2 tiêu chí đó là độ bền và tính thẩm mỹ.
Đèn LED ốp trần tròn sử dụng chip LED SMD. Ưu điểm chính của chip LED SMD đó là tuổi thọ cao, khả năng tán xạ ánh sáng tốt
Dải công suất đèn LED ốp trần tròn rộng. Chúng có đầy đủ công suất từ bé đến lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng. Công suất khách hàng có thể lựa chọn là 6w, 12w, 18w, 24w, 36w…
Đèn LED ốp trần tròn đạt tiêu chuẩn IP54. Chính vì vậy mà đèn có khả năng chịu ẩm và chống các tia nước nhỏ.
Hiện nay đèn LED ốp trần tròn thường dùng để chiếu sáng phòng khách, chiếu sáng nhà bếp, hành lang, hội trường…. vừa cung cấp ánh sáng vừa đạt tính thẩm mỹ cho không gian
Có một điều lưu ý dù là đèn LED ốp trần tròn hay đèn LED ốp trần vuông chúng ta cũng không nên lắp chúng ở những khu vực bị hắt mưa, không đảo bảo sự khô thoáng. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng của đèn, sẽ làm đèn nhanh hỏng.
7.2 Về công suất
Theo công suất, hiên nay có một số dòng công suất được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhất như: 6W, 12W, 24W, 36W.
CÔNG TY TNHH TM DV PKA
Địa chỉ: 30/5C Ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906 303 717
Email: info@ledwin.vn
Website: ledwin.vn